5 Cách Lập Trình Lại Tiềm Thức
1. Lập Trình Tiềm Thức
Thật ra chúng ta đã lập trình tiềm thức của mình một lần rồi. Đó là khi chúng ta còn nhỏ, lúc mà khả năng tư duy, lập luận của chúng ta chưa có. Lúc đó phần tiềm thức chưa bị che lấp bởi phần ý thức.
Vì vậy mà lúc đó việc lập trình tiềm thức diễn ra rất đơn giản. Ba mẹ dạy cái gì thì chúng ta nghe theo. Ba mẹ làm cái gì thì chúng ta bắt chước theo.
Các bạn sẽ thấy là khi còn nhỏ chúng ta bắt chước rất nhanh. Việc học một ngôn ngữ mới, một nhạc cụ mới cũng rất dễ dàng.
Lúc đó chúng ta được lập trình cách nói tiếng Việt. Cách bày tỏ cảm xúc, khi bị la thì buồn, khi được khen thì vui.
Cách phản ứng với môi trường xung quanh như nóng thì quạt, lạnh thì mặc thêm áo. Tránh xa lửa, tránh xạ điện.
Và cứ như vậy, thế giới quan của chúng ta được hình thành, phần ý thức phát triển, chúng ta bắt đầu biết tư duy, biết lập luận, biết đánh giá.
1.1. Ý Thức Tỷ Lệ Nghịch Với Tiềm Thức
Nhưng đổi lại, khi phần ý thức càng phát triển thì chúng ta lại càng khó lập trình lại tiềm thức của mình.
Các bạn sẽ thấy những người càng lớn tuổi sẽ càng khó học một ngôn ngữ hoặc một kỹ năng mới, họ cũng sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác hơn. Giống như một cái cây khi cái cây càng già thì sẽ càng khó uống nắn lại.
Ở đây Văn chỉ nói là khó thôi nha. Nếu các bạn biết phương pháp thì cho dù ở độ tuổi nào thì bạn vẫn có thể lập trình lại tiềm thức của mình.
Thì đó là lý do Văn làm video này, chia sẻ với các bạn 5 cách để lập trình lại tiềm thức dù cho bạn đang ở bất kỳ độ tuổi nào.
1.2. Lập Trình Tiềm Thức Giống Như Học Tiếng Anh
Để dễ hình dung về quá trình lập trình lại tiềm thức thì các bạn cứ hình dung nó giống như việc chúng ta đang học tiếng anh vậy.
Những phương pháp mà các bạn học tiếng Anh như thế nào thì những phương pháp lập trình lại tiềm thức nó cũng diễn ra tương tự như vậy.
2. Phương Pháp Ám thị (Tự kỷ ám thị / Tự ám thị)
Phương pháp thứ nhất giúp bạn lập trình lại tiềm thức gọi là Ám thị.
Ám thị chính là sự lặp đi lặp lại của một câu nói, một hình ảnh, một thói quen, hoặc một niềm tin mới mà bạn muốn đưa vào tiềm thức của mình.
Các bạn có thể hình dung nó giống như khi các bạn học một câu tiếng Anh vậy, các bạn sẽ học như thế nào? Ví dụ như các bạn học từ hello đi.
Thì cái cách đơn giản nhất chính là lặp đi lặp lại từ hello đó. Mình cứ liên tục lặp đi lặp lại từ hello đó trong đầu hello, hello, hello, hello. Và qua một thời gian lặp đi lặp lại như vậy thì nó dần dần ăn sâu vào tiềm thức và trở thành phản xạ.
Sau này khi có một người nước ngoài chào mình thì mình cũng phản xạ lại bằng từ hello thay vì là từ xin chào trong tiếng Việt.
Thì đối với việc lập trình tiềm thức cũng tương tự như các bạn học từ hello vậy.
Ví dụ trước đó bạn có một niềm tin là “tôi chỉ có thể làm lương 10tr/1th mà thôi”. Thì đây là niềm tin ban đầu của bạn. Các bạn phá vỡ niềm tin bị giới hạn này bằng cách lập trình trình lại tiềm thức của mình.
Và cái phương pháp bạn có thể dùng để lập trình lại tiềm thức của mình đó là lặp đi lặp lại câu ám thị “tôi hoàn toàn có thể đạt mức lương 20tr 1 tháng”.
2.1. Lập Trình Tiềm Thức Nên Diễn Ra Tối Thiểu 21 Ngày
Bạn nên lặp lại liên tục trong ít nhất 21 ngày đầu tiên. Vì 21 ngày là số ngày tối thiểu để hình thành một niềm tin mới trong tiềm thức.
Sau 21 ngày thì các bạn có thể giảm tần suất lại, có thể là 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần, cho tới khi các bạn đạt được điều mình muốn thì thôi.
Sau 21 ngày là lúc mà các niềm tin mới của bạn bắt đầu hình thành và những niềm tin bị giới hạn bắt đầu được xóa bỏ thì lúc đó tiềm thức sẽ tận dụng hết mọi khả năng của nó để giúp bạn đạt được điều bạn muốn.
Cùng lúc đó thì bạn cũng đang thay đổi tần số của mình, và luật hấp dẫn sẽ mang đến cho bạn thật nhiều cơ hội phù hợp với tần số của bạn. Và từ đó tạo ra những bước nhảy vọt cho bạn.
Bạn nào chưa biết những bước nhảy vọt là gì có thể xem lại video 5 bước thực hành luật hấp dẫn nha. Đây là video nền tảng trong việc thực hành luật hấp dẫn.
2.2. Hiệu Quả Tức Thì Của Phương Pháp Ám Thị
Văn sẽ cho các bạn một ví dụ về hiệu quả tức thì của phương pháp tự kỷ ám thị. Đó là khi Văn làm video sức mạnh của việc thức dậy từ 3 cho đến 5h sáng.
Trong video đó Văn liên tục sử dụng câu ám thị là thức dậy lúc 3h, thức dậy lúc 5h. Và Văn đã lặp đi lặp lại nó rất nhiều lần.
Vì Văn liên tục ám thị trong video như vậy nên Văn biết là chắc chắn sau video đó sẽ có rất nhiều bạn sẽ thức trong khoảng từ 3h tới 5h sáng, nên Văn đã làm một bài khảo sát trên kênh của Văn.
Văn hỏi là có bao nhiêu bạn sau khi xem video đó thì hôm sau thức dậy trong khoảng từ 3h đến 5h. Thì kết quả là có tới 78% các bạn tham gia khảo sát đã thức dậy vào khoảng 3h tới 5h, và thêm 8% các bạn khác cũng thức dậy gần khung giờ đó.
Một số bạn còn lại Văn tin là các bạn chỉ ám thị thêm 1, 2 ngày nữa là có thể thức dậy vào đúng cái khung giờ mà bạn đã ám thị.
Thì đó là một ví dụ về việc sử dụng tự kỷ ám thị để tác động lên tiềm thức và dùng nó phục vụ cho cuộc sống của chúng ta.
3. Phương Pháp Ám Thị (Ám thị ngoại vi)
Khi các bạn tự mình lặp đi lặp lại một câu gì đó thì gọi là tự ám thị hoặc tự kỷ ám thị. Ngoài việc tự ám thị thì chúng ta còn có một phương pháp khác gọi là ám thị ngoại vi.
Thì quay lại với ví dụ học tiếng anh. Khi các bạn học từ hello, ngoài việc các bạn tự mình lặp lại từ hello, các bạn cũng có thể học bằng cách liên tục nghe người khác nói.
Khi những người xung quanh bạn liên tục nói hello với bạn, thì tự nhiên bạn cũng sẽ biết dùng từ hello và nói hello lại với người khác.
Trong việc lập trình tiềm thức thì phương pháp ám thị ngoại vi cũng tương tự, người khác có thể lập trình tiềm thức của bạn bằng cách liên tục nói những câu ám thị cho bạn nghe.
Ví dụ mày ngu lắm, mày xấu lắm, mày tệ lắm. Khi người khác liên tục nói những câu này với bạn và bạn nghe nó, nó sẽ tạo ra một dòng suy nghĩ trong đầu bạn.
Mình có ngu không, bộ mình ngu lắm hả, mình có ngu như họ nói không. Chính những dòng suy nghĩ lặp đi lặp lại này sẽ lập trình lại tiềm thức của bạn.
3.1. Tôi Đã Bị Ám Thị Ngoại Vi Như Thế Nào
Văn học từ lớp 1 tới lớp 9 là 9 năm học sinh giỏi. Khi lên cấp 3 thì Văn liên tục nghe mọi người nói là học cấp 3 mà được học sinh khá là đã giỏi lắm rồi. Kết quả là 3 năm học 3 Văn toàn được học sinh khá.
Lên đại học thì mọi người luôn nói với Văn là học Bách Khoa qua môn là giỏi lắm rồi. Vậy là 2 học kỳ đầu tiên Văn vừa đủ điểm để qua môn.
Sau này khi biết về sức mạnh của tiềm thức thì Văn mới dùng phương pháp tự kỷ ám thị để lập trình lại tiềm thức mình. Và từ một học sinh trung bình Văn trở thành một học sinh giỏi.
Thì đó là phương pháp ám thị ngoại vi, khi mọi người liên tục lặp đi lặp lại một điều gì đó lên người bạn thì chính là đang góp phần lập trình lại tiềm thức của bạn.
3.2. Ám Thị Trong Suy Nghĩ
Phương pháp ám thị ngoại vi này nó không chỉ dừng lại ở việc nói trực tiếp cho bạn nghe. Mà khi họ suy nghĩ trong đầu thôi cũng sẽ ảnh hưởng tới bạn.
Bởi vì bạn và những người xung quanh bạn có một sợi dây năng lượng liên kết với nhau. Khi họ suy nghĩ về bạn thì họ cũng đang tạo ra một dòng năng lượng tác động lên bạn.
Văn đã nói rất nhiều về sợi dây liên kết này trong những video như ai đó đang nghĩ về bạn, nói trước bước không qua, hoặc khả năng tạo. Các bạn có thể xem lại để hiểu rõ hơn.
Vì vậy mà khi bạn nói một kế hoạch cho người khác nghe, người ta không cần trực tiếp nói với bạn. Người ta chỉ cần nghĩ trong đầu họ là bạn sẽ không làm được đâu bạn sẽ thất bại thôi.
Và nhiều người cùng nghĩ như vậy, thì chính là họ ảnh hưởng lên tiềm của bạn thông qua sợi dây năng lượng.
Và kết quả là chúng ta có câu, nói trước bước không qua.
3.3. Đôi Chút Về Chuyện Bùa Chú
Thì thông qua phương pháp ám thị ngoại vi này, các bạn cũng sẽ giải thích được vì sao người ta có thể yểm bùa, yểm chú lên người khác và gây ra những tác động tiêu cực.
Văn sẽ không đi sâu vào vấn đề này, Văn tin là các bạn có thể tự suy luận được. Bởi vì nếu như các bạn hiểu quá sâu và vận dụng nó vào việc xấu thì không tốt chút nào.
Nhưng các bạn yên tâm, phương pháp ám thị ngoại vi chỉ có thể ảnh hưởng đến những người không biết cách vận dụng sức mạnh của tiềm thức.
Bởi vì một người không biết về cách vận dụng tiềm thức thì khi người khác ám thị thì họ chỉ có thể bị động chấp nhận thôi, không có cách nào phản kháng được.
Nhưng đối với một người biết vận dụng sức mạnh của tiềm thức thì họ sẽ dùng phương pháp tự kỷ ám thị để phản kháng lại.
3.4. Chống Lại Ám Thị Ngoại Vi Bằng Tự Kỷ Ám Thị
Ví dụ như có 10 người ám thị bạn thì nhiều lắm bạn cũng bị 10, 20 ám thị. Họ cũng có công việc riêng mà, cũng không rảnh tới nỗi cả ngày ngồi ám thị bạn.
Nhưng bạn thì khác, trước khi ngủ bạn có thể nghe 55 khẳng định tích cực, hoặc tự ám thị 50 lần thì cũng đã mạnh hơn nhiều so với ám thị ngoại vi rồi.
Thì đó là cách dùng phương pháp ám thị ngoại vi để giải thích cho vấn đề yểm bùa yểm chú người khác. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng phương pháp tự kỷ ám thị để giải thích vì sao việc đeo bùa bình an lại giúp chúng ta cảm thấy bình an.
3.5. Bùa Bình An Và Hòn Đá Biết Ơn
Có thể là bạn đang đeo bùa bình an, ngọc bình an, dây chuyền bình an, hoặc túi thơm bình an, hoặc bất cứ vật gì mang ý nghĩa của sự bình an. Thì khi nhìn vào nó bạn sẽ tự lặp lại trong đầu mình một từ đó bình an.
Thì đó chính là phương pháp tự ám thị. Và ngày qua ngày bạn cứ lặp đi lặp lại từ bình an thì dần bạn sẽ mang trên mình tần số của sự bình an, và từ đó bạn sẽ thu hút sự bình an về với mình.
Nếu bạn nào đã thực hành 28 ngày biết ơn thì sẽ có một phương pháp gọi là hòn đá biết ơn. Thì phương pháp này nó cũng tương tự như bùa bình an vậy.
Mỗi khi mà bạn tình cờ chạm tay vào hòn đá thì bạn phải nói một lời cảm ơn với một điều gì đó bất kỳ. Nhờ sự lặp đi lặp lại từ cảm ơn này thì bạn sẽ có tần số của lòng biết ơn.
Mà tần số của lòng biết ơn chính là tần số của tình yêu, sự đủ đầy, giàu có, tích cực. Nhờ vậy mà khi thực hiện phương pháp lòng biết ơn nó sẽ mang đến cho bạn tình yêu, sự giàu có và nhiều điều may mắn.
Thì đó là phương pháp đầu tiên Văn muốn chia sẻ với các bạn, phương pháp ám thị. Trong phương pháp ám thị sẽ có tự kỷ ám thị và ám thị ngoại vi.
Các bạn có thể xem chi tiết hơn về cách thực hành phương pháp ám thị trong 2 video là tự kỷ ám thị và ám thị ngoại vi.
3.6. Bạn Có Thể Sáng Tạo Ra Cách Lập Trình Tiềm Thức
Và các bạn lưu ý là tất cả những pháp lập trình tiềm thức khác đều sẽ lấy phương pháp ám thị làm nền tảng để phát triển nên.
Khi các bạn đã hiểu về phương pháp ám thị thì các bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo những phương pháp lập trình tiềm thức của riêng bạn.
Ví dụ như khi các bạn đã biết cách học từ vựng tiếng Anh rồi thì các bạn có thể sáng tạo ra những phương pháp học từ vựng của riêng bạn.
4. Phương Pháp Tưởng Tượng (Visualize)
Phương pháp lập trình tiềm thức thứ hai mà Văn muốn chia sẻ với các bạn gọi là phương pháp tưởng tượng. Trong tiếng anh gọi là visualize.
Quay lại với ví dụ học tiếng Anh, khi bạn học từ hello thì ngoài cách lặp đi lặp lại thì bạn có thể sử dụng phương pháp tưởng tượng. Các bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn gặp một người nước ngoài, họ nói hello với bạn và bạn nói hello lại với họ.
Đối với phương pháp tưởng tượng thì bạn sẽ sử dụng não phải của mình. Não phải là não thiên về hình ảnh.
Não trái là não thiên về chữ, số, hoặc ký hiệu. Bạn sẽ sử dụng não trái cho phương pháp tự kỷ ám thị.
Văn có quen một số bạn không có khả năng tưởng tượng, cứ nhắm mà lại là một ngày tối thui thôi.
Vì vậy mà những bạn thiên về não trái sẽ thích hợp với phương pháp tự kỷ ám thị, những bạn thiên về não phải sẽ thích hợp với phương pháp tưởng tượng.
Nên các bạn cảm thấy mình thích hợp với phương pháp nào thì hãy chọn phương pháp đó. Chứ không cần phải ôm đồm thực hành tất cả các phương pháp. Nhiều khi lại gây ra phản tác dụng nữa.
Về phương pháp tưởng tượng này thì các bạn có thể xem lại hướng dẫn chi tiết trong những video như là 5 bước thực hành luật hấp dẫn, 4 cách làm giàu cảm xúc, diễn tập trong tâm trí hoặc thu hút tin nhắn bằng luật hấp dẫn.
Tất cả những video này đều có sử dụng phương pháp tưởng tượng cả.
5. Phương Pháp Đặt 1 Chân Vào Cửa (FITD)
Phương pháp thứ 3 để lập trình lại tiềm thức mà Văn muốn chia sẻ với các bạn có thể gọi là foot in the door, tiếng Việt gọi là đặt 1 chân vào cửa.
Phương pháp foot in the door có nghĩa là nếu bạn muốn tiềm thức của bạn tiếp thu cái gì thì bạn hãy nhúng mình vào môi trường của những thứ đó.
Ví dụ như khi các bạn học tiếng Anh. Các bạn cảm thấy học ở Việt Nam không hiệu quả thì các bạn có thể chọn một phương pháp khác đó là qua Anh hoặc qua Mỹ để du học.
Lúc đó là bạn đang nhúng mình vào môi trường của tiếng Anh. Thì nó sẽ giúp bạn tiếp thu tiếng Anh nhanh hơn.
Trong những video như thu hút 100tr bằng luật hấp dẫn, mua nhà bằng luật hấp dẫn, hoặc thu hút crush bằng luật hấp dẫn thì Văn sẽ chia sẻ cách dùng phương pháp foot in the door này rồi.
Khi Văn muốn thu hút một chiếc xe mô tô thì Văn nhúng mình vào những hội nhóm chơi xe mô tô. Đi tham gia những triển lãm xe mô tô.
Ông anh Văn muốn mua nhà ở vinhome thì lúc nào ổng cũng ra Vinhomes chơi, tổ chức lớp học ở Vinhome.
Nếu bạn muốn thu hút crush thì bạn đi tới những nơi mà crush hay tới, đọc cuốn sách mà crush thích đọc.
Thì đó là phương pháp foot in the door, nếu bạn muốn tiềm thức của bạn tiếp thu cái gì thì bạn hãy nhúng mình vào môi trường có những cái đó.
6. Phương Pháp Bảng Tầm Nhìn (Vision Board)
Phương pháp thứ tư Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là phương pháp vision board, trong tiếng Việt gọi là bảng tầm nhìn.
Bảng tầm nhìn là tập hợp những tấm ảnh thể hiện những điều bạn muốn có, hoặc muốn ám thị cho tiềm thức của mình.
Đối với phương pháp vision board này thì nó cũng giống như phương pháp tự ám thị, những các bạn sẽ có thêm hình ảnh để dễ dàng tưởng tượng. Nó thích hợp cho những bạn có không có khả năng tưởng tượng, thì nhờ vào những tấm ảnh này có sẽ hỗ trợ bạn tưởng tượng tốt hơn.
Giống như khi các bạn học tiếng anh thì sẽ có một số phần mềm học tiếng Anh có thêm phần hình ảnh, nhờ xem hình mà bạn dễ dàng ghi nhớ từ đó hơn.
Ngoài ra khi các bạn cài nó vào điện thoại hoặc treo trên tường thì mỗi các bạn nhìn thấy nó thì nó giống như một lời nhắc và bạn sẽ tự ám thị trong đầu về điều mà bạn muốn.
Nó cũng tương tự như bùa bình an hay hòn đá biết hơn vậy. Và các bạn cũng sẽ giải thích được là vì sao khi dùng bùa chú người ta thường có thêm một cái hình nộm nữa.
7. Phương Pháp Mô Tả (Scripting)
Phương pháp cuối cùng mà Văn muốn chia sẻ với các bạn có tên là scripting. Nghĩa là bạn hãy mô tả một cách chi tiết điều mà bạn muốn lập trình cho tiềm thức của bạn.
Ví dụ như khi các bạn học tiếng, khi các bạn học một từ mới bằng cách lặp đi lặp lại thì sẽ lâu nhớ mà lại dễ quên.
Thì thay vì lặp đi lặp lại thì các bạn hãy viết từ vựng đó ra thành một câu hoàn chỉnh hoặc viết nó thành một đoạn văn, và trong đoạn văn các đó các bạn dùng đi dùng lại cái từ mới mà bạn muốn học. Thì bạn sẽ dễ nhớ hơn và nhớ lâu hơn.
Thì trong việc lập trình lại tiềm thức cũng vậy, các bạn hãy viết ra điều bạn muốn thành một đoạn văn càng chi tiết càng tốt.
Ví dụ các bạn muốn một căn nhà thì các bạn hãy lấy giấy viết ra và viết lại chi tiết căn nhà mà bạn muốn như giấy. Ví dụ như một căn nhà màu trắng, nằm kế bên bờ biển, có sân vườn trồng hoa, có ban công ngắm biển.
Khi bạn mô tả càng chi tiết về căn nhà mơ ước của bạn thì nó sẽ càng dễ dàng đi vào tiềm thức của bạn.
Tương tự như vậy, bạn có thể sử dụng phương pháp này cho công việc mơ ước người yêu lý tưởng, hoặc gia đình hạnh phúc trong tương lai của bạn.
Càng chi tiết thì tiềm thức càng dễ dàng dẫn lối cho bạn đi đến kết quả mà bạn mong muốn.
link gốc: https://vanwriter.com/lap-trinh-tiem-thuc/