5 Yếu Tố Tác Động Trực Tiếp Lên Tiềm Thức

Spread the love

1. Yếu Tố Luận Chứng

Yếu tố thứ nhất Văn muốn chia sẻ với các bạn gọi là yếu tố luận chứng.

Khi chúng ta càng lớn thì chúng ta càng khó lập trình lại tiềm thức, bời vì càng ngày phần ý thức của chúng ta càng phát triển và nó sẽ che lấp đi phần tiềm thức.

Và để một câu ám thị có thể vượt qua phần ý thức và đi thẳng vào tiềm thức thì chúng ta sẽ tận dụng yếu tố luận chứng.

Yếu tố luận chứng có nghĩa là khi các bạn đặt một câu ám thị hoặc khi các bạn muốn cài đặt một điều gì đó vào phần tiềm thức của mình thì các bạn hãy kèm theo một lý do cho nó.

Văn nhắc một lần nữa đó là hãy kèm theo một lý do cho nó, cho dù lý do đó có hợp lý hay không hợp lý.

Để giải thích rõ hơn điều này Văn sẽ dùng một nghiên cứu của trường đại học Harvard để chứng mình.

1.1. Sức Mạnh Của Lý Do

Vào năm 1978 có một nghiên cứu tại đại học Harvard có tên là sức mạnh của lý do.

Nghiên cứu này diễn ra trong khu vực máy phô tô công cộng tại trường đại học Harvard. Ở đây người ta sẽ thường xếp hàng để photo tài liệu của mình.

Trong thí nghiệm này sẽ có 3 sinh viên tiến vào đám đông đang xếp hàng để xin phép được photo tài liệu của mình trước.

Mỗi sinh viên sẽ đưa ra một lời yêu cầu khác nhau. Sinh viên thứ nhất sử dụng lời yêu cầu như sau: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể sử dụng máy photo được không?

Sinh viên thứ 2 sử dụng lời yêu cầu: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể sử dụng máy photo được không bởi vì tôi phải photo 5 trang này.”

Sinh viên thứ 2 sử dụng lời yêu cầu: ““Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể sử dụng máy photo được không bởi vì tôi đang cần gấp.”

Thì tỷ lệ đồng ý của 3 mẫu câu trên lần lượt là 60%, 93% và 94%.

Các bạn hãy để ý đọc kỹ lại lời yêu cầu thứ 2. Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể sử dụng máy photo được không bởi vì tôi phải photo 5 trang này.

Tôi có 5 trang giấy, tôi phải photo bởi vì tôi có 5 trang giấy. Thì đây là một lý do vô cùng huề vốn, và không có tính thuyết phục gì cả.

Nhưng tỷ lệ thành công lại lên đến 93%. Thì đây chính là sức mạnh của lý do.

1.2. Lý Trí Thích Những Lý Do

Phần lý trí của chúng ta rất dễ chấp nhận một lời cầu, miễn là nó có kèm theo một lý do. Cho dù lý do đó có hợp lý hay không hợp lý.

Bởi vì vậy, khi các bạn muốn cài đặt một niềm tin vào tiềm thức của mình thì các bạn nên kèm theo một lý do cho niềm tin đó.

Các bạn có thể lại bài viết 55 khẳng định tích cực thu hút khách hàng. Đây là một bài viết thu hút khách hàng cực kỳ hiệu quả. Và hầu như bạn nào nghe xong đều có kết quả ngay lập tức.

Lý do khiến bài viết đó hiệu quả như vậy là vì trong 55 câu ám thị thu hút khách hàng Văn đều kèm theo một lý do sau mỗi câu ám thị.

Ví dụ, bình thường người ta chỉ sử dụng câu ám thị đơn giản là khách hàng đến với tôi ngày càng nhiều.

Còn trong bài viết của Văn sẽ là, tôi càng mang lại giá trị cho khách hàng, khách hàng đến với tôi ngày càng nhiều.

Thì tôi mang lại giá trị cho khách hàng chính là lý do để khách hàng đến với tôi nhiều hơn.

Thì đó là lý do khiến cho những câu ám thị của Văn trở nên hiệu quả hơn.

Tóm lại, khi các bạn muốn cài đặt một niềm tin mới cho tiềm thức hoặc muốn viết một câu thị hiệu quả thì nên kèm theo một lý do cho nó.

2. Yếu Tố Hình Ảnh

Yếu tố thứ hai Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là yếu tố hình ảnh.

Đối với tiềm thức của chúng ta thì yếu tố hình ảnh có tác động vô cùng mạnh mẽ.

Ví dụ trước nhà bạn xảy ra một vụ tai nạn giao thông rất nghiệm trọng nhưng lúc đó bạn không có nhà nên bạn không biết.

Sau đó hàng xóm của bạn mới nói cho bạn biết là trước nhà bạn mới xảy ra tai nạn giao thông. Thì lúc đó phản ứng của bạn sẽ như thế nào? Có thể là bạn sẽ ừ ừ và biết là à mới có một vụ tai nạn trước nhà mình. Vậy là xong, không có gì đáng quan tâm cả.

Nhưng sẽ như thế nào nếu hôm đó bạn có ở nhà và chứng kiến toàn bộ quá trình tai nạn diễn ra. Bạn thấy người bị thương, thấy máu chảy, thấy cảnh họ bất tỉnh, thấy xe cứu thương tới chở họ đi.

Kết quả quả là mỗi ngày khi bạn mở cửa bước ra ngoài thì những ảnh đó lại tái hiện trước mắt của bạn.

Khi bạn nghe người khác kể thì nó vô cùng bình thường, nhưng khi bạn là người tận mắt chứng kiến thì nó lại ám ảnh bạn. Thì đó chính là sức của hình ảnh khi tác động lên tiềm thức.

Trong bài viết 5 cách lập trình lại tiềm thức, Văn có nói với các bạn đó là phương pháp tự kỷ ám thị là phương pháp cốt lõi để lập trình tiềm thức. Khi các bạn đã hiểu về tự kỷ ám thị thì các bạn có thể sáng tạo ra những phương pháp lập trình tiềm thức của riêng bạn.

Thì phương pháp tự kỷ ám thị mà kết hợp thêm yếu tố hình ảnh thì sẽ sinh ra 3 phương pháp khác đó là phương pháp tưởng tượng, phương pháp diễn tập trong tâm trí và phương pháp vision board.

3. Yếu Tố Cảm Xúc

Yếu tố thứ ba Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là yếu tố cảm xúc.

Bên cạnh yếu tố hình ảnh thì yếu tố cảm xúc cũng tác động vô cùng mạnh mẽ lên tiềm thức của các bạn.

Nếu hỏi Văn về những bộ phim mà Văn nhớ nhất thì Văn sẽ kể những cái tên như là điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, titanic, mưu cầu hạnh phúc.

Điểm chung ở những bộ phim này là nó tạo cho Văn rất nhiều cảm xúc khi xem. Vì vậy mà mình cứ nhớ hoài về nó thôi.

Vì vậy mà khi các bạn hiện lập trình lại tiềm thức thì cũng nên suy nghĩ xem liệu có cách nào có thể tăng thêm cảm xúc cho các phương pháp của mình không?

Ví dụ Văn có chia sẻ một bài viết đó là 4 cách làm giàu cảm xúc trong quá trình tưởng tượng.

Bởi vì Văn hiểu được sự quan trọng của yếu tố cảm xúc nên trong quá thực hành tưởng tượng Văn luôn tìm kiếm xem có cách nào tăng thêm cảm xúc cho việc tưởng tượng của mình hay không. Nhờ vậy mà Văn đúc kết ra được 4 cách và sau đó chia sẻ lại với các bạn.

Hoặc đối với phương pháp tự kỷ ám thị, có bạn có thể tăng thêm cảm xúc cho câu ám thị của mình cách thêm lòng biết ơn vào câu.

Ví dụ, các bạn thường dùng câu ám thị là: “Tôi có một sức khỏe tốt”. Câu này hoàn toàn hoàn đúng. Không sai.

Nhưng để hiệu quả hơn các bạn có thể sử dụng câu: “Tôi biết ơn vì tôi có một sức khỏe tốt”.

Khi đọc câu này lên thì các bạn sẽ thấy là nó có nhiều cảm xúc hơn so với câu trước. Vì vậy nó cũng sẽ hiệu quả hơn.

4. Yếu Tố Quen Thuộc (Sự Đồng Điệu)

Yếu tố thứ tư Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là yếu tố quen thuộc hay còn gọi là sự đồng điệu.

Tiềm thức của chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận những thứ quen thuộc, và phải mất thời gian để có thể tiếp nhận những thứ xa lạ.

Ví dụ cùng một chuyện, nhưng người lạ yêu cầu thì bạn sẽ từ chối, người quen yêu cầu thì bạn sẽ đồng ý.

Vì vậy, khi lập trình tiềm thức các bạn cần phải ưu tiên những yếu tố quen thuộc.

Ví dụ, Văn là người miền Tây, Văn hay xưng hô là ba má, thì Văn sẽ đặt một câu ám thị đó là ba má luôn thấu hiểu và chia sẻ cùng tôi.

Thì câu này nó sẽ hiệu quả với Văn vì nó tạo ra cho Văn một cảm giác quen thuộc.

Nhưng nếu như các bạn là người miền Bắc, các bạn đã quen dùng từ bố mẹ rồi, thì khi các thực hành theo Văn, các bạn cũng dùng từ bá má thì nó sẽ rất là kỳ, rất là xa lạ.

Nhiều bạn nhờ Văn là đặt giùm một câu ám thị, đặt thì Văn có thể đặt giùm rồi đó. Nhưng liệu nó có hiệu quả với bạn không thì đó mới là vấn đề.

Bởi vì cách dùng từ của Văn sẽ khác cách dùng từ của các bạn, có thể Văn dùng là mày tao, còn các bạn dùng là cậu tớ. Có thể Văn gọi người yêu mình bằng tên còn các bạn gọi người yêu mình bằng biệt danh. Vì vậy mà câu ám thị của Văn sẽ không tạo ra được sự quen thuộc cho các bạn.

Nên tốt nhất là các bạn nên tự đặt câu ám thị cho mình, và khi đọc lên các bạn cảm thấy thoải mái là được.

5. Yếu Tố Thời Gian

Yếu tố thứ 5 Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là yếu tố thời gian.

Nếu các bạn muốn việc lập trình tiềm thức của mình đạt được hiệu quả cao thì các bạn nên chú ý đến yếu tố thời gian.

Hai thời điểm lý tưởng để lập trình tiềm thức đó là buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Lý do vì sao thì các bạn có thể xem lại phần giải thích trong bài viết “4 thời điểm áp dụng luật hấp dẫn hiệu quả nhất”.

link gốc: link gốc: https://vanwriter.com/lap-trinh-tiem-thuc/

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *