15 sai lầm kinh điển trong đầu tư Chứng Khoán

Spread the love

Hãy “khôn ngoan ngay từ đầu“. Thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đạt được bằng cách né tránh những sai lầm kinh điển đã biến đại đa số mọi người thành các nhà đầu tư ít thành công. Sau đây là 15 sai lầm trong quá trình đánh chứng cần nằm lòng và không được mắc phải.

  1. Cố chấp giữ cổ phiếu đang xuống trong khi nó ít có lý lẽ thuyết phục vì sao phải giữ lại
    Điểm vào và điểm cắt lỗ là 2 điểm luôn luôn phải nghĩ tới trước khi ra quyết định xuống tiền đầu tư mã nào. Và khi cổ phiếu tụt xuống dưới điểm cắt lỗ, thì cần thực hiện theo đúng kỷ luật. Và cắt rồi thì không hối tiếc, không có chỗ cho cảm xúc khi đầu tư chứng khoán.
  2. Bắt đáy cổ phiếu (mua khi chúng đang rớt giá)
    Vì để đảm bảo an toàn, tránh bẫy bull trap đôi khi ta phải bỏ qua 1 vài bước giá, hoặc vài giá. Bắt đáy là 1 trò chơi mạo hiểm đỉnh cao và nếu không có kinh nghiệm dày đặc thì không nên thử.
  3. Trung bình giá xuống
    – Không cần phải nói thì đây là 1 sai lầm tệ hại trong quá trình đầu tư cổ phiếu. Trung bình 1 cổ phiếu đang rớt giá khiến tăng quy mô NAV lên và gây rủi ro cực lớn, mất càng nhiều tiền hơn khi giá vẫn tiếp tục rớt xuống. Không cao thủ nào lại trung bình giá xuống cả.
    – Cắt lỗ dứt khoát là con đường duy nhất tránh đau khổ này.
  4. Mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì lượng nhỏ cổ phiếu giá cao
    – Những cổ phiếu kênh trên nên là những cổ phiếu ưu tiên trong quá trình chọn lựa cổ phiếu.
    – Có 1 nghịch lý vĩ đại của thị trường chứng khoán là: “Các cổ phiếu giá cao thường có xu hướng cao hơn, những cỏ phiếu giá thấp thường có xu hướng thấp hơn”. Ngoài ra khi mua cổ phiếu giá thấp sẽ có rủi ro là giá sẽ giảm nhanh hơn cổ phiếu giá cao. ‘Tiền nào của nấy’, không có mặt hàng nào là “ngon” mà “rẻ” cả.
  5. Muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng
    – Mong muốn quá nhiều, quá nhanh, mà thiếu trang bị về kiến thức, phương pháp, tâm lý, kỷ luật cũng là sai lầm dẫn đến mất nhiều tiền trong đầu tư.
    – FOMO, nhảy vào mua quá nhanh vì ‘cảm xúc’ mách bảo, tuy nhiên lại ‘chậm chạp’ khi cắt lỗ thì sớm muộn cũng đi.
  6. Mua dựa vào tin đồn, tin tức, sự kiện, hoặc quan điểm của các chuyên gia
    Đa số những tin đồn, lời mách nước nghe được thì nó ko phải như chúng ta nghĩ. Và đa phần cổ phiếu liên quan giảm giá chứ ko lên giá
  7. Chọn những cổ phiếu hạng 2 vì cổ tức cao hay P/E thấp
    – Luôn chọn những cổ phiếu mạnh nhất dòng
    – P/E thấp có thể là vì thành tích của công ty đó trong quá khứ kém cỏi. Đa số cổ phiếu đều được bán đúng giá với giá trị thật của chúng tại thời điểm đó.
  8. Mua những cổ phiếu ‘lão làng’ quen thuộc
    – Những khoản đầu tư tốt nhất sẽ là những cái tên mới lạ chưa từng biết, và đó là khoản đầu tư hời nhất trước khi nó trở nên quen thuộc
  9. Quá tin tưởng broker
    Giống những ngành nghề khác, chỉ có một số ít broker đạt được thành công đáng kể đủ để bạn cân nhắc tới và nghe theo
  10. Ngại mua cổ phiếu khi giá leo lên đỉnh mới
    – Đa số mọi người sẽ nghĩ rằng một cổ phiếu leo tới đỉnh giá mới có vẻ là quá cao, nhưng thị trường có một nghịch lý vĩ đại như đã đề cập ở trên là: “Cổ phiếu có giá cao thường có xu hướng cao hơn nữa“.
    – Thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu trong giai đoạn ‘tăng trưởng‘ của thị trường là khi cổ phiếu bứt thoát lên từ một nền giá kéo dài 7-8 tuần.
  11. Bán cổ phiếu mạnh, giữ cổ phiếu yếu
  12. Không có quy luật phải bán cổ phiếu khi nào
    Đa số mọi người tập trung vào việc mua cổ phiếu nào, mua giá nào, mà lại không có kế hoạch hay quy luật lúc nào cần phải bán cổ phiếu. Hãy tìm ra quy luật khi nào cần phải chốt lãi (một phần hay toàn phần)
  13. Ít giao dịch theo giá market, và thích đặt giá limit
    Với lệnh limit sẽ có rủi ro là có thể hoàn toàn không theo kịp thị trường hoặc không thể rút ra bảo toàn vốn khi cần phải cắt giảm thiệt hại.
  14. Thiếu sự dứt khoát
    – Không biết đưa ra quyết định là nên mua/bán/ hay giữ cổ phiếu.
    – Cách tốt nhất là nên đưa ra 1 bộ code quy luật giao dịch cho bản thân mình, và tuân thủ một cách kỷ luật với bộ code đó
  15. Yêu, ghét cổ phiếu
    – Nhiều người có thói quen yêu cổ phiếu vì nó đã từng đem lại lợi nhuận cho bản thân, hay ghét cổ phiếu vì nó từng làm thua lỗ.
    – Hãy tôn trọng thị trường chung và đánh giá khách quan nhất, và nhìn lại lỗi sai của bản thân.

link gốc: https://hoanganpv.com/2022/09/10/muoi-chin-sai-lam-trong-dau-tu/

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *