CANSLIM – Phương pháp đầu tư của William O’Neil

Spread the love

CANSLIM là một hệ thống lựa chọn cổ phiếu của William J. O’Neil. Mục tiêu của CANSLIM là đi tìm những công ty có tăng trưởng mạnh mẽ, đầu ngành, kèm theo quy luật cung cầu và trend thị trường để xuống tiền.

C – Current Quarterly Earnings per Share
– EPS hàng quý tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Nên lựa chọn những doanh nghiệp có EPS hàng quý tăng từ 20% so với cùng kỳ là tốt nhất
– EPS này phải đến từ core business. Những lợi nhuận mang tính đột biến như LN tài chính (bán BĐS, bán cty con) không được tính vào
– Tuy nhiên sự tăng trưởng EPS phải đi kèm với tăng trưởng doanh thu, để loại trừ những trường hợp EPS tăng do cắt giảm chi phí nghiên cứu, quảng cáo, hay các hoạt động tích cực khác

A – Annual Earnings Increases
– Để loại trừ trường hợp EPS quý chỉ là tăng nhất thời, cần double check lại EPS hàng năm như thế nào
– EPS hàng năm cần duy trì tăng ổn định, tốt nhất là nên từ 20% trở lên trong 3 năm trở lại đây
– Tương tự, ta nên loại bỏ phần lợi nhuận đột biến khi tính EPS hàng năm
– Vẫn chấp nhận trường hợp nếu trong 3 năm, có 1 năm EPS giảm mạnh, nhưng năm tiếp theo phải tăng mạnh lại và vượt EPS cao nhất

N – New Products, New Management, New Highs
– Là những doanh nghiệp đang tạo ra cuộc cách mạng trên một vài phương diện như: Sản phẩm mới mang tính đột phá có khả năng ứng dụng rộng rãi, hay một dàn quản lý cấp cao với nhiều kinh nghiệm, hay là leo lên một đỉnh giá mới.
– Nghịch lý vĩ đại của thị trường chứng khoán: Những cổ phiếu có vẻ như có giá quá cao và nhiều rủi ro đối với phần đông mọi người thường lên cao hơn nữa, trong khi những cổ phiếu có vẻ rẻ và đang ở dưới thấp thường xuống thấp hơn.
– Khi chọn cổ phiếu leo lên đỉnh giá mới cần có điều kiện là có một nền giá phía dưới gần đó

S- Supply and Demand
– Chọn những cổ phiếu có free float nhỏ (cung nhỏ), nó gọi là cổ phiếu cô đặc
– Những cổ phiếu cô đặc thường tăng nhanh, nhưng cũng rớt giá nhanh
– Những doanh nghiệp nhỏ khi có 1 new product thường sẽ tác động mạnh đến cơ cấu doanh thu hơn 1 doanh nghiệp lớn
– Những doanh nghiệp chia tách vào cuối giai đoạn thị trường tăng trưởng hay đầu suy thoái đều không thích hợp cho việc đầu tư
– Những người bán khống sẽ tập trung vào các cổ phiếu có tổ chức sở hữu lớn, và đang bắt đầu khựng lại sau một giai đoạn tăng mạnh về giá
– Chọn những DN có tỉ lệ nợ thấp (vay + trái phiếu), và có xu hướng giảm khoản nợ của mình

L – Leader or Laggard
– Chọn cổ phiếu mạnh nhất trong nhóm ngành
– Tránh những ‘kẻ thế vai’: Kẻ thế vai là cty được so sánh với cty mạnh nhất nhưng chưa tăng nhiều về giá, và khi đầu tư người ta đặt ra 1 ảo tưởng là nếu cty mạnh nhất tăng như thế này thì kẻ thế vai sẽ tăng tương tự -> Đây là quan niệm sai lầm
– Cổ phiếu leading thể hiện khi thị trường giũ thì giá điều chỉnh sẽ ít nhất, ngược lại những CP bị chỉnh mạnh hơn sẽ là CP yếu

I – Institutional Sponsorship
– Sự bảo hộ của các tổ chức – Theo chân những kẻ dẫn đầu

M – Market Direction
– Đa phần cổ phiếu sẽ vận đồng cùng với thị trường chung. Một thị trường chung quá yếu thì rất ít cổ phiếu có thể lội ngược dòng theo thị trường được.
– Quan sát, nhận biết khi nào thị trường lên tới đỉnh điểm hay xuống tới đáy đã chiếm 50% trong ván bài phức tạp này.
– Tăng trưởng hoặc suy thoái không kết thúc một cách nhẹ nhàng, mà phải sau 2 hoặc 3 lần trì kéo, giũ bỏ lượng đầu cơ còn lại thì mới xảy ra đảo chiều và bắt đầu xu hướng mới (up/down)
– Trong giai đoạn thị trường suy thoái, CP thường khởi đầu mạnh và kết thúc yếu. Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng, CP khởi đầu yếu và kết thúc mạnh

link gốc: https://hoanganpv.com/2022/09/01/canslim/

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *